Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái.
Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ.
Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011 đầu tiên vào đầu tháng mười vừa qua, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học.
Daniel Shechtman, nhà khoa học Isarel đoạt giải Nobel Hóa học 2011.
Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những định mệnh nghiệt ngã của lịch sử.
Trên 2000 năm qua, đi đến đâu họ cũng tỏ ra là một dân tộc có sức sống dẻo dai, không bị đồng hoá và ý thức vươn lên mãnh liệt. Trong công việc họ cần cù, kiên trì và quyết tâm đạt những mục đích mình theo đuổi. Bởi vậy, gần như sống ở đâu họ cũng thành công.
Sự thành đạt và khôn ngoan của họ nhiều khi bị thành kiến và kỳ thị. Trong Thế chiến II, dưới chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”, y rất sợ sự vượt trội của người Do Thái, nên dã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đoạ họ với ý đồ để họ chết dần chết mòn trong đó.
Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ. Họ thường là những nhà khoa học lớn, những doanh nhân lỗi lạc, những nhà văn kiệt xuất, những nhà tư tưởng uyên bác, những chính trị gia tài giỏi…
Từ năm 1901, giải Nobel được thành lập và trở thành một giải thưởng uy tín nhất và danh giá nhất hành tinh, tôn vinh những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại, có những phát minh đột phá, những tác phẩm văn chương thấm đẫm tính nhân văn, những người có công lao kiến tạo một thế giới an bình hơn, tốt đẹp hơn. Người Do Thái lập tức trở thành một yếu tố quan trọng của giải, dù họ sống ở các nước khác nhau, mang quốc tịch khác nhau hoặc chính tại đất nước mới thành lập cách nay không lâu của họ là Israel.
Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại.
Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong các lĩnh vực như sau:
- Hoá học: 32 người, chiếm tỷ lệ 21%
- Kinh tế: 28 người, chiếm tỷ lệ 42%
- Văn chương: 13 người, chiếm tỷ lệ 12%
- Vật lý: 49 người, chiếm tỷ lệ 27%
Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ.
Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011 đầu tiên vào đầu tháng mười vừa qua, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học.
Daniel Shechtman, nhà khoa học Isarel đoạt giải Nobel Hóa học 2011.
Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những định mệnh nghiệt ngã của lịch sử.
Trên 2000 năm qua, đi đến đâu họ cũng tỏ ra là một dân tộc có sức sống dẻo dai, không bị đồng hoá và ý thức vươn lên mãnh liệt. Trong công việc họ cần cù, kiên trì và quyết tâm đạt những mục đích mình theo đuổi. Bởi vậy, gần như sống ở đâu họ cũng thành công.
Sự thành đạt và khôn ngoan của họ nhiều khi bị thành kiến và kỳ thị. Trong Thế chiến II, dưới chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”, y rất sợ sự vượt trội của người Do Thái, nên dã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đoạ họ với ý đồ để họ chết dần chết mòn trong đó.
Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ. Họ thường là những nhà khoa học lớn, những doanh nhân lỗi lạc, những nhà văn kiệt xuất, những nhà tư tưởng uyên bác, những chính trị gia tài giỏi…
Từ năm 1901, giải Nobel được thành lập và trở thành một giải thưởng uy tín nhất và danh giá nhất hành tinh, tôn vinh những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại, có những phát minh đột phá, những tác phẩm văn chương thấm đẫm tính nhân văn, những người có công lao kiến tạo một thế giới an bình hơn, tốt đẹp hơn. Người Do Thái lập tức trở thành một yếu tố quan trọng của giải, dù họ sống ở các nước khác nhau, mang quốc tịch khác nhau hoặc chính tại đất nước mới thành lập cách nay không lâu của họ là Israel.
Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại.
Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong các lĩnh vực như sau:
- Hoá học: 32 người, chiếm tỷ lệ 21%
- Kinh tế: 28 người, chiếm tỷ lệ 42%
- Văn chương: 13 người, chiếm tỷ lệ 12%
- Vật lý: 49 người, chiếm tỷ lệ 27%
- Hoà bình: 9 người, chiếm tỷ lệ 8%.
Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel, thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa.
Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX, Albert Einstein cũng là người Mỹ gốc Do Thái.
Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng.
Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý - 37%, Nobel Y học&Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%, Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ.
Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ơ nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa họccó 18 nữ Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông.
Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel, thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa.
Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX, Albert Einstein cũng là người Mỹ gốc Do Thái.
Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng.
Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý - 37%, Nobel Y học&Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%, Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ.
Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ơ nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa họccó 18 nữ Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông.
Nếu không kể giải Nobel, thì bất cứ giải quốc tế nào khác, tỷ lệ các nhà khoa học Do Thái cũng tương tự. Chỉ xin kể một giải chúng ta đã nói nhiều là giải Fields thì các nhà toán học trẻ người Do Thái đựoc giải chiếm 27%, giải thành tựu suốt đời trong Toán học, họ chiếm tới 55%.
Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đứ được giải Nobel Hoà bình năm 1986. Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90. Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái.
Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đứ được giải Nobel Hoà bình năm 1986. Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90. Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái.
Theo Tuấn Hà
Đăng nhận xét