Theo dore Roosevelt – tổng thống đời thứ 26 của Hoa Kỳ đã từng nói: “một yếu tố vô cùng đơn giản nhưng quan trọng nhất trong công thức thành công là xây dựng quan hệ tốt với mọi người”. Người nào thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội, vốn sống của người đó sẽ trở nên phong phú, và họ sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Trong cuộc sống, sự phát triển và thành công của mỗi người không chỉ nhờ vào nỗ lực đơn phương mà còn nhờ vào kỹ năng xây dựng và khai thác mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh (Networking).
Networking thực ra rất đơn giản, rất có thể bạn đang networking mà không hề nhận ra. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, cà phê một lúc để hỏi han về việc học ở trường, hay việc bố của đứa bạn thân nói vài lời với ông sếp ở công ty về bạn, tới việc gặp gỡ các anh chị học khoá trên đã đi làm để tìm hiểu về một nghề nghiệp nào đó
Theo tạp chí Wall Street Journal (2004), 94% những người tìm việc thành công đều cho rằng networking chính là yếu tố giúp họ có được công việc mong muốn.
Trên con đường tìm kiếm thành công trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải không ngừng củng cố những mối quan hệ sẵn có và mở rộng nhiều mối quan hệ mới mẻ. Muốn làm tốt được việc đó, cần rèn luyện lâu dài để thiết lập được một mạng lưới (network) những mối quan hệ. Tại các trường đại học, networking luôn được đánh giá cao và là một nội dung sinh viên bắt buộc và cần thiết phải được học. Nó không chỉ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, mà còn là một trong những cách tốt nhất giúp thăng tiến trong nghề nghiệp.
Có thể bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn ngại kết thân với những người giỏi giang đầy kinh nghiệm ở chỗ làm mới. Tất nhiên, việc kết thân với những người có cùng mối quan tâm, đặc điểm, hoàn cảnh sống,… sẽ dễ dàng hơn, nhưng đừng tự giới hạn những cơ hội mở rộng quan hệ xung quanh bạn. Hãy mở rộng các mối quan hệ của bạn với mọi người ở mọi tầng lớp, nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, sở thích khác nhau. Họ có thể giúp bạn mở rộng tầm nhìn và đưa đến cho bạn những cơ hội nghề nghiệp, hay cho bạn thêm sự hiểu biết.
Làm cách nào để xây dựng mạng lưới mối quan hệ?
Networking thực ra rất đơn giản, rất có thể bạn đang networking mà không hề nhận ra. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, hỏi han về việc học ở trường, tham gia vào một buổi tiệc, tới việc gặp gỡ các anh chị học khoá trên đã đi làm để tìm hiểu về một nghề nghiệp nào đó… Đây đều là những cơ hội vàng để củng cố những mối quan hệ sãn có hay gặp gỡ người mới tìm hiểu và tạo dựng thêm các mối quan hệ.
Hãy:
+ Chủ động làm quen, tự giới thiệu mình trong các buổi gặp mặt, các buổi tiệc…
+ Tận dụng cơ hội nói chuyện khi bạn được giới thiệu với ai đó.
+ Tận dụng các công cụ giao lưu kết bạn như mạng xã hội( Facebook; 360plus, Yume…), email hay yahoo messenger.
Tận dụng các công cụ mạng xã hội sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ
Không phải ai cũng có khả năng làm quen, kết thân dễ dàng với những người lạ. Một vài lưu ý để có thể dễ dàng kết giao hơn:
+ Vượt qua sự ngại ngần: Bạn có thể chủ động vượt qua tình trạng ngại ngần khi tiếp xúc với người lạ bằng những cách đơn giản như khen ngợi họ, hoặc nói những chuyện về thời tiết: “Cà vạt của anh đẹp quá!” hay “Trời hôm nay thật là nóng!”…
+ Tìm hiểu những thông tin về người mà mình định giao tiếp.
+ Hỏi xin danh thiếp để bạn có thể nhớ tên của họ; để nhớ rằng bạn đã nói chuyện với họ và biết làm thế nào để có thể tiếp cận được họ; bạn có thể viết lên đằng sau tấm danh thiếp những gì bạn muốn ghi nhớ và nó sẽ có ích cho bạn sau này.
+ Suy nghĩ về những thông tin mới mẻ mà bạn muốn chia sẻ.
+ Tạo hứng thú cho mình và cho người đó.
+ Chú ý đến câu chuyện với người đối diện và cho họ thấy bạn chăm chú lắng nghe. Hãy biết đặt câu hỏi đúng lúc.
+ Khi nhìn thấy ai đó mà bạn đã gặp nhưng không thể nhớ nổi tên, hãy ra chào và đơn giản là nhờ họ giúp bạn nhớ lại tên của họ. Hãy nhớ nói cho họ biết tên bạn.
Để xây dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp, bạn cần kiên trì và tiến hành củng cố tình cảm thường xuyên. Networking là một quá trình cho và nhận, hãy thường xuyên hỏi thăm bằng lời nói và hành động với những mối quan hệ bạn đã có và muốn củng cố.
Bất luận trong cuộc sống hay sự nghiệp, các mối quan hệ luôn luôn chiếm một vai trò quan trọng, thậm chí là có ý nghĩa quyết định trong một số trường hợp cụ thể. Chính vì thế, mỗi người cần hết sức nỗ lực để gây dựng và vun đắp các mối quan hệ.
Bạn còn ngần ngai gì mà không tiến hành củng cố và phát triển mạng lưới mối quan hệ cho bản thân? Hãy duy trì và sử dụng nó một cách hợp lý trên con đường tìm kiếm thành công của mình.
Hương Ngân (First-Viec-Lam)
Quan hệ với cấp trên: Bạn thành công hay thất bại, bạn thăng tiến hay ở nguyên vị trí điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cấp trên của bạn. Một người sếp có thể đào tạo, hướng dẫn, động viên, tư vấn cho bạn những điều bổ ích, cần thiết cho công việc hiện tại và cả sự nghiệp sau này. Bạn nên khéo léo “tranh thủ” sự ủng hộ, giúp đỡ của sếp. Hãy tạo mối quan hệ thật tốt với sếp và hãy chứng tỏ với sếp năng lực làm việc của bạn. Không cần phải nói, quan hệ với cấp trên là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn nên tạo dựng và phát triển.
Quan hệ với đồng nghiệp: Những người đồng nghiệp sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Để có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với họ, hãy ủng hộ, động viên, giúp đỡ họ vào những lúc cần thiết. Xây dựng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cho cả bạn và đồng nghiệp cùng tiến bộ trong công việc. Đồng nghiệp cũ cũng có thể trở thành đầu mối liên lạc cho bạn trongcông việc sau này.
Quan hệ với khách hàng: Một người khách hàng có thể nói tốt về bạn trước sếp của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng có cơ hội thăng tiến trong công việc. Hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Biết đâu, một ngày kia, khi cần tuyển nhân viên, họ sẽ nghĩ ngay đến bạn.
Tạo dựng và duy trì mối quan hệ tại công sở không những giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp, mà còn góp phần tạo một môi trường làm việc tích cực cho bạn hàng ngày.
Đăng nhận xét