Những chiến lược
nên chuẩn bị trước khi khởi nghiệp
Những bướcchuẩn
bị kỹ càng giúp bạn gia tăng cơ hội khởi nghiệp thành côngtrong
bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Tính trung bình, trong 1.000
công ty khởi nghịệp chỉ có khoảng 10 công ty tồn tại được trên 10 năm. 900 công
ty còn lại đều gặp khó khăn và không trụ vững được lâu. Hầu hết các doanh nghiệp
mới thành lập vấn đề với việc thuyết phục cũng như đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Trước khi khởi nghiệp,
doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường mục tiêu và làm sao để việc kinh doanh
khác biệt với những đối thủ sừng sỏ khác. 3 câu chuyện sau là 3 chiến lược sang
tạo, hiệu quả, tiết kiệm mà các doanh nhân đã áp dụng để khởi
nghiệp thành công.
Định vị thương hiệu bản thân như một chuyên gia
Judy Katz sở hữu một công ty PR riêng trong suốt 20 nhưng đến năm
2004, bà nhận ra công viêc mình muốn làm nhất là trở thành một người viết sách
hộ. Judy vẫn tiếp tục làm việc ở công ty PR đồng thời tìm mọi cơ hội để tham
gia có buổi hội thảo, nói chuyện và tọa đàm để trình bày các vấn đề liên quan
xung quanh việc thuê một người viết sách hộ. Bên cạnh đó, bà cũng tiếp xúc với
nhiều người viết thuê khác để học hỏi thêm kinh nghiệm và tự mình nghiên cứu. Ngoài
chi phí đi lại, bà hầu như không tốn chi phí cho các hoạt động này.Trong suốt một
năm, bà tham gia nhiều buổi nói chuyện để giải thích cách thuê một người viết hộ,
các chi phí cơ bản, và một quyển sách như thế sẽ giúp ích gì cho sự nghiệp của
tác giả. Vài tháng sau, bà ký được hợp đồng viết tự truyện đầu tiên với một nữ
doanh nhân phố Wall. Cho đến nay, bà đã viết 24 quyển sách giới giá từ 50.000 đến
100.000 đô la mỗi quyển.
Thu thập các phản hồi từ khách hàng
Rami Weiss nảy ra ý định bắt tay vào làm một mạng xã hội cho người
lớn tuổi khi anh không tìm được nguồn thông tin online nào thật sự hữu ích về
dich vụ chăm sóc người già ở New Jersey. Nhưng trước khi bắt đầu, anh làm một
trang web thử nghiệm để thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng. Trang
web giới thiệu lý do tại sao anh muốn thực hiện dự án này và một số các chủ đề
sẽ được để cập tới.
Sau đó, Weiss đặt mua các từ khóa liên quan trên Google để cải thiện
traffic. Chỉ vài tháng sau, trang web đã nhận được hơn 3.000 phản hồi từ
comment trên forum cho đến bài viết góp ý của chuyên gia. Weiss cũng mua bản
quyền các bản quyền bài viết từ các nguồn khác để làm phong phú thêm nội dung
cho trang của mình. Năm 2009, trang web chính thức đi vào hoạt động và mỗi
tháng thu hút được 80.000 – 100.000 lượt truy cập. Từ các phản hồi của khách
hàng, Weiss đã tìm được hướng đi cho trang web của mình. Nhờ lượt truy cập cao,
trang web đã thu được lợi nhuận từ các quảng cáo.
Cho khách hàng dùng thử sản phẩm miễn phí
Khi Selena Cuffe còn ở Nam Phi, cô đến tham dự lễ hội của những
người làm rượu ở một vùng quê nghèo và nảy ra ý định giúp đỡ những nhà sản xuất
rượu bán sản phẩm sang thị trường Mỹ. Cô thấy rượu rất ngon nhưng không biết khẩu
vị của khách hàng Mỹ như thế nào, liệu họ có đón nhận sản phẩm mới này không?
Cô đã chủ động liên hệ với nhiều nhà hàng và cửa hàng rượu tại 7 thành phố lớn
để tổ chức những buổi thử rượu miễn phí cho khách hàng. Cuffe cũng đăng các quảng
cáo tuyển người thử rượu phù hợp với tiêu chí mà cô đặt ra cho khách hàng mục
tiêu: phụ nữ Mỹ gốc Phi.
Những người thử rượu sẽ cho điểm các lọai rượu từ 1-10, và Selena
chỉ nhập các loại rượu được đánh giá từ 8 điểm trở lên. Ý tưởng này chỉ tốn của
Selena 3.000 đô la. Hiện nay, mỗi năm Selena nhập khẩu vào Mỹ 10.000 thùng rượu
và phân phối đến hơn 1.000 nhà hàng, cửa hiệu. Dự đoán đến cuối năm 2011 lợi
nhuận của công ty cô sẽ đạt 1 triệu đô la.
Thành
lập Công ty và những điều cần biết
Có những vấn đề liên quan đến việc thành lập công tymà mọi người thường coi là không mấy quan trọng, vậy bạn cần làm những gì để xem xét, chuẩn bị chu đáo trước khi có ý định về việc thành lập một công ty mới.
Có những vấn đề liên quan đến việc thành lập công tymà mọi người thường coi là không mấy quan trọng, vậy bạn cần làm những gì để xem xét, chuẩn bị chu đáo trước khi có ý định về việc thành lập một công ty mới.
1. Ý tưởng tốt.
Ý tưởng chỉ được gọi
là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Tương lai, số phận của một
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo là
có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản
phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng
làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả
lời hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: “Hãy tìm ra
một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.
2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Đó là bản đồ phác
thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch
kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản
đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư,
vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê
mặt bằng, tiện ích, thuế.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh
của bạn.
Vậy làm thế nào để
lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều
sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ
với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh
nghiệp mới sẽ tọa lạc.
3. Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Các công ty lớn chẳng
bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của
họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường
thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi
phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản
phẩm/dịch vụ đó.
4. Ngân sách.
Nguồn ngân sách cho
doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận
lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu
nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền
để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn
hãy thử liên hệ với một tổ chức nào đó, ví dụ văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở
khắp nơi gửi đến để … vay tiền như bạn, từ vài trăm cho tới vài triệu USD. Họ
sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng
dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.
5. Địa điểm kinh doanh.
Sự ra đời của thương
mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp
cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh
doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh
nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín
dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, thương mại
điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một bộ phận doanh nghiệp, một số hình thức
kinh doanh và ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động
trong các lĩnh vực như dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy
quan trọng- những công ty này có thể đặt trụ sở ở bất cứ đâu. Trong khi đó,
hình thức kinh doanh siêu thị lại hoàn toàn khác, địa điểm kinh doanh trong
trường hợp này không thể tùy tiện chọn lựa. Vì thế, bạn hãy xét đến nhu cầu của
doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty.
6. Dịch vụ điện tử.
Máy vi tính, website,
dịch vụ thư điện tử… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các
tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có
một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu.
Thành công của doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành.
Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số
lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của
bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng
đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.
8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương.
Bạn có thường xuyên
phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là
trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại
tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực
hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành
việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi doanh
nghiệp của bạn “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần
kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.
Những việc phải làm
trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc
đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn
đặt hàng…đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc
bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả
những công việc cụ thể khác.
9. Những điều không mong đợi.
Chúng ta luôn hi vọng
những điều tốt đẹp nhất, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể
xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm
cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có
phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt
hại do nó gây ra.
10. Tri thức là sức mạnh.
Bạn hãy cố gắng tìm
hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng
cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy
thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc
công ty hoạt động trong ngành đó. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà
bạn đã thu thập đã “đủ” hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng
nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà
trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.
Và đây là lời khuyên
cuối cùng khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: làm hài lòng khách
hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi
hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay
ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.